Phương thức thi công chất tẩy các loại thép xây dựng
1. Xử lý thép xây dựng chưa sử dụng đã bị rỉ
- Sắp xếp, bố trí thép theo từng lớp, tùy theo hiện trạng lưu trữ.
- Nên để sắt thép lên cao, cách ly với mặt đất tránh nhiễm bụi bẩn trở lại.
- Dùng vòi nước có áp lực hoặc bàn chải, búa vệ sinh bề mặt sắt thép để xữ lý bụi bẩn, lớp dầu mỡ và lớp vảy rỉ sét.
Theo TCXDVN 334-2005 thì mức độ rỉ được phân làm 4 mức độ:
A – Đã chớm có rỉ nhưng còn rất ít.
B – Bề mặt thép đã bắt đầu có các đốm rỉ và rỉ có thể bong ra.
C – Bề mặt thép có vảy rỉ bong ra hoặc cạo ra được, xuất hiện các vết lõm nhỏ nhìn thấy được.
D – Bề mặt thép có nhiều vảy rỉ bong ra, xuất hiện nhiều vết lõm nhỏ dễ nhìn thấy bằng mắt thường.
Nếu tình trạng rỉ sét ắt thép ở mức độ A và B chúng ta có thể sử dụng phương pháp thông thường là quét chất tẩy rỉ, hay phun dạng bình nhỏ không cần áp lực lớn.
Nếu tình trạng sắt thép bị rỉ nặng quá từ loại C đến loại D thì sau khi phun hay quét chất tẩy rỉ B07 tốt nhất dùng máy phun nước có áp lực để phun sạch bề mặt.
2. Xử lý tẩy gỉ thép xây dựng đã qua sử dụng
Vệ sinh bê tông còn dính trên bề mặt sắt thép băng các dụng cụ thuần túy: Búa, thanh sắt…và bằng biện pháp gõ vào bề mặt bị bám dính.
Nếu là sắt thép thi công thừa cần phải để lên nơi cao ráo tránh nhiễm bẩn trở lại.
Nếu là sắt thép đã đan thành sàn thành cột thì cần tỉ mỉ trong khâu gỏ bê tông bám.
Phần thi công này cũng tương tự như phần tẩy rỉ thép niêm cất trong kho, chỉ có điều khác biệt là sắt thép bị rỉ có lẫn cả bê tông, dị vật.
Cần gõ mạnh làm rơi những mảng bám trên sắt để bước tiếp theo thi công chất tẩy gỉ B-07
Dùng chổi quét hoặc vòi phun, bình xịt chất tẩy gỉ B-07 lên bề mặt thép cần xử lý.
HƯỚNG DẪN THI CÔNG CHẤT TẨY GỈ B07
Chuẩn bị bề măt:
Bề mặt sắt thép cần được vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, dầu mỡ và cần được để khô hoàn toàn trước khi ứng dụng sản phẩm B07
Thi Công:
Để cho bề mặt thép khô ráo hoàn toàn sau đó
Dùng chổi quét hoặc vòi phun, bình xịt chất tẩy gỉ B-07 lên bề mặt thép cần xử lý rỉ sét
Bề mặt còn lại cũng làm tương tự.
Thi công trong điều kiện khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc nước mưa khi sản phẩm chưa khô hoàn toàn. Bởi khi thi công nếu để nước dính vào khi bề mặt chưa khô sẽ tạo màu trắng trên bề mặt, không ảnh hưởng đến độ bám dính bê tông-cốt thép nhưng gây mất mỹ quan
Sau khi xử lý tẩy rỉ sét bằng B-07 cần cách ly giữa thép đã xữ lý và chưa xữ lý hóa chất tẩy rỉ B-07
Lớp màng sẽ se khô sau 20-60 phút.
Phun lớp thứ 2 là cần thiết nếu bề mặt thép vẫn còn một vài điểm còn rỉ sét ở lần phun 1 sau khi bế mặt se khô (20-60 phút).
Sau 12-16 giờ bề mặt sẽ khô cứng hoàn toàn sẽ thấy lớp màng bảo vệ màu đen hoặc xanh đen trên bề mặt sắt thép. Lớp màng này có tác dụng tăng độ bám dính bê tông và cốt thép.
Nếu trong trường hợp sử dụng sơn chống rỉ thì lớp màng xanh đen tạo lớp nền bám dính cho sơn lót, sơn epoxy.
Lớp màng này có chức năng ngăn chặn rỉ sét 1-3 tháng đối với điều kiện khí hậu gần biển, 6 tháng – 1 năm có thể lớn hơn trong điều kiện bình thường.
Khuyến cáo:
Không được phun lớp B-07 lên ngay bề mặt thép vừa phun tẩy rỉ. Làm như vậy sẽ gây nhiễm rỉ sét lại cho bề mặt vừa phun trước đó.
Khuyến cáo:
Không được phun lớp B-07 lên ngay bề mặt thép vừa phun tẩy rỉ. Làm như vậy sẽ gây nhiễm rỉ sét lại cho bề mặt vừa phun trước đó.